Nhắc đến Mafia người ta thường nghĩ đến tội ác. Những tội ác tàn bạo nhất, dã man nhất, bạo lực nhất được thực thi bởi những tên tội phạm có số má, đầy máu lạnh ở thế giới ngầm. Đó là một băng đảng tội phạm có tổ chức với quy mô lớn, chúng thao túng các hoạt động phạm tội như mại dâm, buôn hàng lậu, ma túy, bảo kê, tống tiền, bán chất cấm, kinh doanh cờ bạc... thậm chí chi phối cả chính trị, xã hội, thể thao để mang về lợi ích cho tổ chức.
Mafia (Cosa Nostra) hình thành đầu tiên vào thế kỷ XIX ở vùng đảo Sicillia của nước Ý. Tuy nhiên, để thật sự hiểu về tên gọi và ý nghĩa của Mafia, chúng ta cần nhìn rộng hơn về lịch sử, phân tích lý giải hiện tượng này trong xã hội qua các giai đoạn biến động của lịch sử. Đặc biệt ở Sisilie, một hòn đảo không chỉ nổi tiếng ở nước Ý mà trên toàn thế giới.
Trong ngôn ngữ cổ của người Sisil, thuật ngữ Mafia được dùng để chỉ những hành động anh hùng, dũng cảm, không sợ hy sinh, quyết chiến với kẻ thù của các chiến binh người Sisil chống các hành động xâm lược của người Hilap. Trong suốt thời kỳ trung cổ, thuật ngữ Mafia dùng để chỉ những người biết trọng danh dự, giúp đỡ kẻ nghèo, không chịu khuất phục các thế lực ngoại xâm, yêu dân tộc mình, yêu gia đình, chân thành ngay thẳng, và gan dạ. Mafia là người thể ăn bánh mì bằng lao động của mình, không ăn cắp của người khác, không lừa dối phụ nữ...
Tên gọi này gắn liền từ thời lịch sử người Sisilie bị đô hộ bởi người Hilap trong khoảng thời gian năm 708 trước công nguyên. Trong suốt một thế kỷ những người Sisil yêu tự do và có lòng tự tôn dân tộc đã cầm vũ khí chống lại kẻ xâm lược và tiến hành các cuộc chiến tranh du kích. Nhưng các cuộc khởi nghĩa đều bị người Hilap dìm trong biển máu và thất bại. Họ đã bị đồng hoá và buộc phải quên tiếng mẹ đẻ nhưng danh từ Mafia vẫn được giữ nguyên những nội dung vốn có: đó là con người tự trọng, nhiệt thành và không sợ chết. Mặc dù bị chiếm đóng nhưng người Sisil vẫn không chịu khuất phục, lúc này Mafialaf người có khát vọng tự do tiếp tục chống trả kẻ thù với dao găm trong ta để bảo vệ những gì là danh dự của người Sisil.
Phần trên mình có nói về nguồn gốc xưa thời đảo Sicily bị người Hy Lạp đô hộ. Nhưng trong ngôn ngữ hiện đại của tiếng Ý thì không còn được hiểu theo nghĩa xưa của nó nữa. Mafia hay Maffia có thể là một trong ba nguồn gốc sau đây:
1. Do tiếng Ả-rập mu'afah, có nghĩa là sự che chở cho những người yếu kém. Khi chuyển sang tiếng Ả-rập, Mafia thành mahias có nghĩa là ngỗ ngược, dũng cảm và danh dự. Do giao tiếp với người Sisil nên người Sarazanini đã mượn từ Mafia. Từ Mafia sang tiếng Ả-rập thành maha nhưng phát âm thành mafa còn có ý nghĩa là nơi ần náu.
2. Do phương ngữ Toscan, maffia có nghĩa là sự khốn khổ
3. Năm 1800, vua xứ Napoli là Ferdinand IV, lưu vong ở đảo Sicila, đã lập ra một đội cảnh sát ngầm để có thể ngăn chặn một sự đổ bộ bất ngờ của quân Pháp. Người ta cho rằng ông đã lấy những chữ đầu của năm tiếng trong câu khẩu lệnh hồi 1282 mà đặt tên cho tổ chức này. Câu đó là Morte Alla Francia: Italia Anela có nghĩa là nước Pháp phải chết, nước Ý muốn như thế. Ráp 5 chữ đầu đó lại thì sẽ có từ MAFIA.
Theo nhà dân tộc học Giuseppe Pitrè, mối liên hệ của từ Mafia với các băng đảng tội phạm bí mật mới hình thành ở Sicilia ở Ý vào thế kỷ XIX. Vì thế nguồn gốc từ Mafia mang tính chất hoang đường, lỏng lẻo và rất khó giải thích cặn kẽ. Tuy nhiên theo một số thành viên của Mafia thù tên đích thực của tổ chức là Cosa Nostra (của chúng ta).
Nảy sinh từ Sicilia, mafia nguyên thủy vốn mang tính thánh thiện. Đó là một truyền thống đầy tự hào của những người dân Sicil yêu quê hương. Nhưng theo thời gian trải qua nhiều thế kỷ bị các đoàn cướp biển và các cuộc chiến tranh liên miên tàn phá, cốt tủy mafia được trộn lẫn theo một cách thức đặc biệt, với hôi tanh của máu và hơi lạnh của đồng tiền đã trở thành tên gọi của những tổ chức quân phiệt mang bộ mặt thần chết.
Bài viết có tham khảo thông tin từ:
1. American Mafia. A History of its Rise to Power của tác giả Thomas A. Reppetto. Dịch giả: Phạm Viết Đào
2. Tạp chí Kiến thức ngày nay số 110, ngày 01-6-1993), tác giả An Chi
Written by Hieu Chels
Comentários