Những ý chính trong bài viết này:
- vị trí giữa các tuyến phòng thủ
- gây ra các vấn đề ở hàng phòng ngự để có sự phân bổ rõ ràng phía đối thủ
- tạo áp lực
Trận này Bayern có một cấu trúc tốt với sơ đồ 4-2-3-1:
Kimmich kéo Olmo ra khỏi vị trí của mình một cách thông minh, mở đường cho đường chuyền của Upamecano lên cho Goretzka. Vị trí tốt sẽ cho phép Bayern dễ dàng chuyển bóng lên bằng cách sử dụng nguyên tắc người thứ ba (third-man principle).
Chìa khóa ở đây là, Bayern sẽ gây áp lực và ngăn chặn Leipzig có được sự phân bổ rõ ràng. Hình trên là 2 cầu thủ của Leipzig theo kèm 2 cầu thủ Bayern là Goretzka và Muller. Do sự vượt trội về quân số ở tuyến giữa nên Kampl và Laimer không thể kèm một tiền vệ. Do đó, họ sẽ phản ứng với đường chuyền cho Goretzka. Nên bỏ lại Muller và Muller sẽ có khoảng trống Một tình huống khác, đặc biệt bên cánh trái, Bayern thường nhắm đến những khoảng trống, Sane sẽ lùi xuống, kéo theo Mukiele rời khỏi vị trí của mình, trong khi Davies sẽ chạy ra sau lưng Nkunku. Điều này khiến cho Mukiele có một thử thách lớn 1 vs 2 là Sane và Davies
Cuối cùng, sự hiện diện của Lewandowski cũng như Gnabry và Davies kéo giãn đối đa chiều rộng sân đã khiến các cầu thủ của bộ tứ vệ Leipzig gặp khó khăn trong việc dâng cao áp sát các tiền vệ của Bayern trước vòng cấm (đánh dấu ô vàng), vì như thế sẽ tạo ra các khoảng trống cho Bayern chuyển cánh bằng các đường chuyền dài hoặc chọc khe.
Thi đấu với đội hình 4-2-3-1 là trên lý thuyết tuy nhiên trên thực tế Bayern vẫn phải kéo một hậu vệ về làm trung vệ thứ 3 (ở đây là Pavard) để tạo ưu thế quân số, Leipzig pressing liên tục nhưng không hiệu quả
Nhìn chung, trận này Bayern có một cấu trúc vận hành tốt, mọi vị trí đều đá hay đặc biệt là Sane và Kimmich.
Written by Hieu Chels
Comments