Nhắc đến bóng đá Ý ta nghĩ ngay đến Catenaccio đầy toan tính, Tây Ban Nha gắn liền với Tiki-taka trứ danh làm mê đắm lòng người, Hà Lan với lối chiến thuật tổng lực hay Brazil là vũ điệu Samba đầy ngẫu hứng chất Latin. Tất cả những lối chơi, kĩ thuật đó đều được nâng tầm thành nghệ thuật bởi những con người vĩ đại nhất, xuất chúng nhất. Nhưng nhắc đến bóng đá Đức, một nền bóng đá hùng mạnh của thế giới, lại hiếm có một vĩ nhân nào hay một hệ thống chiến thuật đặc biệt nào. Dường như cả lịch sử trải dài chỉ có Franz Beckenbauer và Gerd Muller đủ tầm đứng ngang hàng với Maradona, Pele, Johan Cruyff, Paolo Maldini, Messi, Ronaldo, Zidane...
Điều mình thích cũng chính là điều tạo nên nền văn hoá bóng đá Đức đó chính là tinh thần ! Bóng đá là môn thể thao tập thể cho nên người Đức rất đề cao tinh thần đoàn kết, lấy sự gắn kết của từng cá nhân để xây dựng nên nền tảng cho cả một đội bóng. Kim chỉ nam trong mọi chiến thắng của người Đức là không một ai được lớn hơn đội bóng. Vinh quang của một tập thể luôn đáng giá hơn vinh quang của cá nhân. Cho nên khi xem đội Đức thi đấu, họ ít khi nào đề cao một cá nhân mà luôn trình diễn lối chơi của cả đội bóng. Mỗi một cầu thủ khi ra sân họ luôn hiểu rằng họ phải hy sinh vì tập thể, chiến đấu vì chiến thắng chung.
Ngoài ra điều tạo nên cái cốt của người Đức đó chính chất thép, sự bản lĩnh và điềm đĩnh trong mọi tình huống. Do đó, nền bóng đá nước này đã tạo nên rất nhiều những thủ lĩnh nổi bật như Michael Ballack, Oliver Kahn, Lothar Matthäus hay Toni Kroos. Họ ra sân với tinh thần của một chiến binh, vì họ hiểu rằng nếu họ gục ngã, cả đội bóng sẽ gục ngã.
Với cái tinh thần đó, đội tuyển được mệnh danh là những cỗ xe tăng được xem là đội bóng giàu thành tích nhất ở châu Âu cũng như thế giới. Trên đấu trường quốc tế với 4 lần vô địch World Cup ở các năm 1954, 1974, 1990, 2010 và 3 lần nâng cúp ở giải đấu châu lục Euro vào các năm 1972, 1980, 1996. Điển hình nhất có thể nói là chiến thắng của Tây Đức trong trận chung kết World Cup 1954 với Hungary diễn ra ở Berne, Thuỵ Sĩ, đó là trận đấu mà người ta vẫn hay gọi “Điều kì diệu ở Berne”. Khi mà Hungary được xem là Golden team khi tập hợp nhưng cầu thủ giỏi nhất thời bấy giờ như Ferenc Puskas, Jozsef Bozsik, Sandor Kocsis, Nandor Hidegkuti.... trong khi Tây Đức chỉ toàn là cầu thủ nghiệp dư. Kể từ đó, tất cả mọi đội tuyển khi gặp tuyển Đức đều phải e dè, lo sợ, huyền thoại bóng đá Anh- Gary Lineker đã có một câu nói đã trở nên kinh điển: ""Bóng đá là một trò chơi đơn giản, 22 người chạy theo một trái bóng và cuối cùng Đức luôn là những kẻ chiến thắng." Điều đó cũng đã cho thấy được sự khuất phục của cả thế giới với nền bóng đá nước này.
Kể từ những thập niên 90 cho đến nay, nền bóng đá Đức vẫn không ngừng phát triển và dần tỏ ra vượt trội và khác biệt so với phần còn lại của Châu Âu. Những huấn luyện viên trẻ đầy tài năng như Hansi Flick, Thomas Tuchel, Jurgen Klopp hay thuyền trưởng của RB Leipzig Julian Nagelsmann và rất nhiều người khác họ đang có được những thành công và rao giảng những bài học về chiến thuật cũng như tinh thần người Đức khắp châu Âu. Kể từ thập niên 2000 thì chiến thuật bóng đá Đức cũng có sự cải tiến đáng kể từ người truyền lửa "giáo sư" Ralf Rangnick với mô hình mà ngày nay người ta gọi là pressing hay gegenpressing.
Người Đức vốn là thế, lạnh lùng, lạnh lùng đến tàn nhẫn. Ý chí của người Đức rất đáng để khâm phục !
Written by Hieu Chels
Commentaires